Đăng ký bảo vệ môi trường

Đăng ký bảo vệ môi trường

ĐĂNG KÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đăng ký bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, vì vậy các bên liên quan cần thực hiện đăng ký môi trường theo quy định, đảm bảo không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình vận hành. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức cần tuân thủ theo khuôn khổ Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong việc sản xuất kinh doanh. Bài viết dưới đây, Phú Sơn Hà sẽ cập nhật chi tiết quy định đăng ký giấy phép môi trường hiện hành.

Khái niệm về đăng ký môi trường là gì?

Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực ngày 01/01/2022) đã giải thích khái niệm này như sau: “Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở)”.

Các đối tượng đăng ký môi trường

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, sản xuất, quy mô,… cơ quan Nhà nước sẽ quy định các đối tượng cần thực hiện hồ sơ đăng ký hay được miễn giấy đăng ký. Cụ thể như sau:

Đối tượng miễn đăng ký bảo vệ môi trường

Khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường quy định đối tượng miễn đăng ký bao gồm:

  • Dự án an ninh, quốc phòng thuộc bí mật nhà nước.
  • Dự án đầu tư, hay cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đi vào vận hành không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh với khối lượng nhỏ, được xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định bởi chính quyền địa phương.
  • Đối tượng khác

Đối tượng bắt buộc phải đăng ký

Đối tượng bắt buộc phải đăng ký môi trường theo Khoản 1 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo quy định bao gồm:

  • Dự án có phát sinh chất thải không thuộc nhóm đối tượng I, II và III phải có giấy phép môi trường.
  • Cơ sở hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (có hiệu lực ngày 01/01/2022) có phát sinh chất thải không thuộc nhóm đối tượng I, II và III phải có giấy phép môi trường.

Quy định về đăng ký môi trường

Tuân thủ và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Do đó, các cá nhân/tổ chức cần lưu ý những quy định sau để làm thủ tục đăng ký môi trường.

Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký môi trường

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai dự án là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hồ sơ bảo vệ môi trường. Đối với các dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn có từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án sẽ được quyền chọn Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký.

Các cách thức đăng ký môi trường hiện nay

Khi có nhu cầu đăng ký, chủ dự án đầu tư, cơ sở có thể gửi hồ sơ thông qua các hình thức:

  • Trực tiếp
  • Qua đường bưu điện
  • Nộp bản điện tử qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Nội dung về hồ sơ đăng ký

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung về hồ sơ đăng ký gồm có:

  • Thông tin chung về dự án.
  • Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công nghệ và nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có).
  • Loại chất thải và khối lượng chất thải phát sinh khi vận hành.
  • Phương án quản lý, thu gom và xử lý chất thải theo quy định.
  • Cam kết sẽ thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định.

Thời điểm chủ các dự án, cơ sở nên đăng ký môi trường

Để đăng ký, dự án có phát sinh chất thải cần nằm trong đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và phải đăng ký trước khi vận hành chính thức.

Nếu dự án đầu tư không thuộc nhóm đối tượng I, II và III cần đánh giá tác động môi trường và phải thực hiện đăng ký trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng (nếu cần phải có giấy phép xây dựng theo quy định) hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường (đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định).

Đối với cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ,… hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thì thời gian làm hồ sơ là 24 tháng kể từ ngày 01/01/2022 (hạn chót 01/01/2024) theo quy định về đăng ký môi trường.

Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường

Theo Điều 47 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường và đăng ký môi trường như sau:

Quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường và đăng ký môi trường

Chủ dự án được cấp giấy phép môi trường sẽ được đảm bảo các quyền lợi sau đây:

  • Thực hiện các nội dung đã được cấp phép, quy định trong giấy phép môi trường.
  • Được đề nghị điều chỉnh, cấp đổi, cấp lại giấy phép môi trường.
  • Các quyền khác theo quy định, khuôn khổ của pháp luật.

Nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường

Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường theo Khoản 2 Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau:

  • Thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu về kế hoạch bảo vệ môi trường có trong giấy phép. Trường hợp có sự thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, chủ dự án phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét và giải quyết.
  • Nộp phí thẩm định cấp, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường.
  • Thực hiện đúng quy định về vận hành, thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo quy định tại Điều 46 của Luật Bảo vệ môi trường.
  • Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
  • Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp các thông tin khác có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra.
  • Một số nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ quy định về đăng ký môi trường mới nhất

Dưới đây là mẫu hồ sơ đăng ký môi trường cho các dự án đầu tư, cơ sở (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT):

CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, CƠ SỞ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: … V/v đăng ký môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở (Địa danh), ngày … tháng … năm …

Kính gửi: (3)

(1) là chủ đầu tư của (2), thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

– Địa chỉ trụ sở chính của (1):

– Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:…… (hoặc các giấy tờ tương đương (nếu có)).

– Người đại diện theo pháp luật của (1):……………………………….

– Điện thoại: ……………………; Fax: ……………….; E-mail:……………

(1) đăng ký môi trường cho (2) với các nội dung sau:

1. Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở:

– Tên dự án đầu tư, cơ sở: (2)

– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, cơ sở; nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư:………………………………………………………………….

– Quy mô; công suất; công nghệ và loại hình sản xuất của dự án đầu tư, cơ sở:……………………………..

2. Nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng và các sản phẩm của dự án đầu tư, cơ sở:

(Liệt kê các loại nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng và các sản phẩm của dự án đầu tư, cơ sở.)

3. Loại, khối lượng chất thải phát sinh của dự án đầu tư, cơ sở:

– Loại và khối lượng nước thải phát sinh (sinh hoạt, công nghiệp) hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư):……………..

– Nguồn và lưu lượng khí thải phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư):……………………..

– Loại và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư):……………..

– Loại và khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư):…………….

– Loại và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư):……………………

4. Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở:

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý nước thải phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư):…………

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý khí thải phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư): ……………

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư):……

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư):…………………

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại phát sinh hoặc dự kiến phát sinh (trường hợp đăng ký môi trường cho dự án đầu tư):……..

5. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường:

(Nêu các cam kết về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng dự án đầu tư và trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án đầu tư, cơ sở)

Chúng tôi gửi kèm văn bản này 01 (một) Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (trường hợp dự án đầu tư, cơ sở đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định).

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) tiếp nhận đăng ký môi trường của (2).

Nơi nhận: – Như trên; – …; – Lưu: … QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)         Họ và tên

Ghi chú:

(1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở;

(2) Dự án đầu tư, cơ sở;

(3) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai (2).

Trường hợp các dự án, cơ sở phải đăng ký môi trường lại

  • Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi về nội dung đã đăng ký thì chủ dự án đầu tư, cơ sở sẽ có trách nhiệm đăng ký lại trước khi thực hiện các thay đổi đó.
  • Đối với trường hợp dự án đầu tư, cơ sở có các thay đổi về quy mô, tính chất thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc phải có thêm giấy phép môi trường, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường và đăng ký cấp giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Trách nhiệm của đơn vị cấp giấy đăng ký môi trường

Cơ quan cấp giấy phép môi trường có những trách nhiệm về nội dung, quản lý, lưu giữ hồ sơ, dữ liệu về giấy phép môi trường và các điểm được quy định tại Điều 48 dưới đây:

  • Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép môi trường: cấp đổi, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở; chịu trách nhiệm về nội dung của giấy phép môi trường; quản lý, lưu giữ dữ liệu, hồ sơ về giấy phép môi trường; đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thực tế có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và thu hồi giấy phép môi trường.
  • Công khai trên cổng thông tin điện tử giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
  • Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung quy định trong giấy phép môi trường; hướng dẫn chủ dự án đầu tư vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình thử nghiệm.
  • Cơ quan cấp giấy phép vận hành, cập nhật, tích hợp dữ liệu về giấy xác nhận đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường. Việc đánh giá tác động môi trường, chia sẻ thông tin, số liệu, dữ liệu về giấy phép môi trường được thực hiện liên thông, trực tuyến trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia.

Phú sơn Hà – Đơn vị tư vấn thủ tục làm giấy xác nhận đăng ký môi trường uy tín

Công ty TNHH Xây dựng và Kỹ thuật Môi trường Phú Sơn Hà là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn môi trường như: đăng ký môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, tư vấn giấy phép môi trường, báo cáo xả thải, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường,… trước khi thực hiện và trong thời gian dự án hoạt động.

Với phương châm “Uy tín – Chất lượng tạo nên Thương hiệu”, Phú Sơn Hà luôn mong muốn được chung tay bảo vệ môi trường, phát triển bền vững thương hiệu xanh của khách hàng. Cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn đầy kinh nghiệm, chúng tôi tự tin mang đến các gói dịch vụ hiệu quả nhất tới doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường.

Bên cạnh đó, Công ty môi trường Phú Sơn Hà luôn hy vọng sẽ chung tay tạo nên sự phát triển xanh – bền vững cho xã hội, tìm ra các giải pháp bảo vệ và cải tiến môi trường. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao, nhanh chóng với chi phí hợp lý và cạnh tranh.

Hiện tại thủ tục đăng ký môi trường vẫn đang được điều chỉnh và cập nhật, do đó vẫn chưa có nhiều thông tin hướng dẫn chi tiết đến doanh nghiệp. Nếu cá nhân hay tổ chức có nhu cầu tư vấn các dịch vụ bảo vệ môi trường, hãy liên hệ với Phú Sơn Hà qua hotline 088 997 2382 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết, phù hợp với loại hình của doanh nghiệp.